Đức Phật nói muốn có cuộc sống vô ưu cần làm 8 việc, đa số chúng ta khó đạt được điều số 7

Đức Phật nói muốn có cuộc sống vô ưu cần làm 8 việc, đa số chúng ta khó đạt được điều số 7

Chính trong cuộc hội ngộ với 5 môn đồ từng rời bỏ Ngài, Đức Phật đã có bài thuyết pháp đầu tiên với 8 điều răn kinh điển, chính là những tư ...

Chính trong cuộc hội ngộ với 5 môn đồ từng rời bỏ Ngài, Đức Phật đã có bài thuyết pháp đầu tiên với 8 điều răn kinh điển, chính là những tư tưởng chủ đạo của Phật giáo sau này.


Đức Phật nói muốn có cuộc sống vô ưu cần làm 8 việc, đa số chúng ta khó đạt được điều số 7Sau khi đã được giác ngộ và trở thành Phật, suy nghĩ đầu tiên của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Siddhartha Gautama) chính là dành cho 5 môn đồ đã rời bỏ Ngài trên con đường đi tìm sự giải thoát vì bất đồng quan điểm, là Kondanna, Bhaddiya, Vappa, Mahanama và Assaji.

Theo họ, để đi tới cõi Niết bàn, chỉ có một con đường tu khổ hạnh. Biết rằng họ đang ở Sarnath, gần thành phố Varanasi của Ấn Độ nên Đức Phật đã đích thân đi đến đây.

Đức Phật nói muốn có cuộc sống vô ưu cần làm 8 việc, đa số chúng ta khó đạt được điều số 7 - Ảnh 1.
Đức Phật hội ngộ 5 môn đồ đầu tiên của Ngài, là Kondanna, Bhaddiya, Vappa, Mahanama và Assaji. (Ảnh minh họa: Internet)

Khi nhìn thấy Đức Phật bước tới từ phía xa, những người từng là các môn đồ của Ngài đã buông lời chế giễu: "Gautama, thầy giáo cũ của chúng ta đến rồi".

"Ông ta đã rời bỏ chúng ta để đi tới một thế giới trần tục đấy", một người khác tiếp lời.

"Thế nhưng dường như ông ta vẫn là một kẻ tu hành khổ hạnh mà thôi", người thứ ba lên tiếng.

"Ông ta sẽ không được chúng ta chào đón đâu", tất cả cùng đồng thanh.

Thế nhưng, khi Đức Phật đến gần, một vầng hào quang tỏa sáng rực rỡ xung quanh Ngài khiến những môn đồ kia sững sờ. Họ dần nhận ra trước mặt mình là một con người vĩ đại, không thể coi thường, nên liền ngồi xuống, lắng nghe những điều Đức Phật thuyết giảng.

Đây cũng chính là bài thuyết giảng đầu tiên của Ngài kể từ khi trở thành Phật.

Tất cả bắt đầu bằng việc Đức Phật khuyên các môn đồ của mình tránh xa những điều cực đoan trong cuộc sống, như sự tu khổ hạnh, sự hành xác. Theo Ngài, việc đày đọa bản thân cũng tệ hại không kém gì lối sống ăn chơi trụy lạc, trác táng.

Con người nên duy trì lối sống cân bằng, từ đó mới có thể có cái nhìn đúng đắn về cuộc sống và nhận ra 4 quy luật của cuộc sống, đó là:

Thứ nhất, thế giới này sự khổ đau luôn tồn tại.

Thứ hai, những sự khổ đau này đều có nguyên nhân.

Thứ ba, muốn hết khổ đau thì phải loại bỏ nguyên nhân gây ra chúng.

Thứ tư, điều này có thể được thực hiện bằng cách đi theo Bát chánh đạo (Bát chính đạo), còn gọi là 8 con đường đúng đắn, chính là những điều sau đây:

1. Chánh kiến
2. Chánh tư duy
3. Chánh ngữ
4. Chánh nghiệp
5. Chánh mạng
6. Chánh tinh tấn
7. Chánh niệm
8. Chánh định

Lời bàn: Những lời dặn dò của Đức Phật về 8 con đường để thoát khổ sau này đã trở thành giáo lý căn bản của Đạo Phật.

Cuộc sống hiện đại ngày nay vốn đã có quá nhiều áp lực và sự cám dỗ, ta cũng nên áp dụng những điều Phật dạy để tự tu tâm dưỡng tính, xây dựng cho mình một lối sống nhẹ nhàng, tích cực, không muộn phiền.

Đức Phật nói muốn có cuộc sống vô ưu cần làm 8 việc, đa số chúng ta khó đạt được điều số 7 - Ảnh 2.

Bát chính đạo có thể được hiểu một cách đơn giản là:

Chánh kiến (Nhìn nhận đúng): Thu nạp kiến thức, có sự nhận thức sáng suốt và hợp lý, đánh giá vấn đề trên căn bản của trí tuệ, không vướng bụi của tà kiến, mê lầm vọng chấp.

Chánh tư duy (Tư duy đúng): Nghĩa là suy nghĩ chân chính, không trái với lẽ phải, có lợi cho mình và cho người.

Chánh ngữ (Nói đúng): Nghĩa là nói những lời thật thà, không xảo trá, có lợi ích chính đáng, công bằng, ngay thẳng, không làm tổn hại đến cuộc sống của người khác.

Chánh nghiệp (Hành động đúng): Hành động theo lẽ phải, có lương tâm, đạo đức, thận trọng, không ảnh hưởng tới danh dự hay lợi ích của người khác.

Chánh mạng (Sống đúng): Kiếm sống bằng nghề lương thiện, chân chính, không bóc lột, xâm hại đến lợi ích của người khác.

Chánh tinh tấn (Nỗ lực đúng): Làm việc siêng năng, chăm chỉ, không lười biếng, dựa dẫm hay ỷ lại vào người khác, tạo dựng cuộc sống đầy đủ cho chính mình và người thân.

Chánh niệm (Ghi nhớ đúng): Nhớ những gì cần nhớ (những ân tình, những điều tốt đẹp trong cuộc sống), quên những gì cần quên (những nỗi oán hận, giận hờn, những điều tiêu cực), không đau khổ, không nuối tiếc, không day dứt vì những điều đã qua.

Chánh định (Thiền định đúng): Dành thời gian cho chính mình, để đầu óc được yên tĩnh, thư giãn để nhận ra những điều quan trọng và quý giá nhất với bản thân, cảm nhận một cuộc sống nhẹ nhàng, thư thái.

Trong số những điều nói trên, có một điều mà đa số chúng ta đều khó có thể làm được, đó là điều số 7.

Chúng ta thường nhớ những thứ cần quên (ví dụ, những mâu thuẫn, xích mích với người khác, những mối tình đã qua, những nỗi oán giận), trong khi lại quên những thứ cần nhớ (ví dụ những vẻ đẹp và niềm vui mà cuộc sống mang lại cho bạn mỗi ngày), chính vì thế mà tâm chúng ta khó mà yên tịnh, vui vẻ và thanh thản được.

Theo Atmabodha

0 Nhận xét

  • Chia sẻ qua Zalo
  • Chia sẻ FB
  • Góp ý & Báo lỗi
  • Bình luận0